Răng sâu có lây sang răng bên cạnh không?
Sâu răng là bệnh lý phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Khi gặp vấn đề này, những câu hỏi được nhiều người quan tâm là sâu răng có lây sang răng khác không, có lây sang người khác không? Nên phòng ngừa nguy cơ sâu răng lây nhiễm như thế nào?
Tìm hiểu chung về tình trạng sâu răng
Sâu răng là tình trạng tổn thương mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi các vi khuẩn nằm ở mảng bám răng. Bệnh phát sinh do vi khuẩn Streptococcus Mutans, Lactobacillus và các loài Actinomyces,… chuyển hóa đường trong thức ăn thành acid. Loại acid này tấn công men răng, ngà răng và tủy răng, tạo ra những lỗ đen nông, sâu tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh lý.
Ngoài ra, sâu răng còn do chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng thực phẩm nhiều đường, ăn vặt thường xuyên, vệ sinh răng miệng không đúng cách, sức khỏe răng miệng không tốt,…
Những dấu hiệu điển hình của bệnh sâu răng là: Xuất hiện vết trắng đục và đốm đen trên răng, răng đổi màu sẫm hơn, răng thường xuyên bị đau nhức, hơi thở có mùi hôi, răng trở nên nhạy cảm hơn, chảy máu chân răng,…
Sâu răng có lây không?
Vậy răng sâu có lây không? Vì nguyên nhân gây sâu răng xuất phát từ các vi khuẩn nên tình trạng này rất dễ lây nhiễm. Cụ thể:
Sâu răng có lây sang răng khác không?
Theo các bác sĩ, nếu hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết thì có nguy cơ cao sâu răng lây từ răng này sang răng khác. Những điều kiện cần thiết đó là: Thói quen ăn uống nhiều đường, không chú trọng vệ sinh răng miệng, mắc chứng khô miệng hay các bệnh lý giảm tiết nước bọt, thiếu hụt flour,…
Sâu răng có lây sang người khác không?
Sâu răng cũng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua các con đường như: Ăn chung đồ ăn, hôn, hắt hơi, sử dụng chung bát đũa,…
Theo một số nhà nghiên cứu, có khoảng 30% trẻ 3 tháng tuổi, 60% trẻ 6 tháng tuổi và gần 80% trẻ 2 tuổi bị nhiễm khuẩn Streptococcus mutans từ bố mẹ bị sâu răng. Nguyên nhân là do bố mẹ chuẩn bị đồ ăn thức uống cho bé sai cách (để giọt bắn vương vào đồ ăn, đồ uống của trẻ).
Biện pháp ngăn ngừa sâu răng lây nhiễm
Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm sâu răng từ răng này sang răng khác, bạn cần phải loại bỏ các điều kiện gây ra tình trạng này. Đó là:
Hạn chế sử dụng đồ ăn, thức uống nhiều đường: Đây là biện pháp cơ bản nhất để cắt đứt nguồn sống của vi khuẩn Streptococcus mutans. Do đó, bạn nên hạn chế ăn bánh kẹo, mứt, hoa quả sấy khô, nước ngọt,… Lượng đường mà bạn dung nạp nên đảm bảo chỉ chiếm không quá 10% tổng lượng dinh dưỡng cơ thể dung nạp mỗi ngày;
Nhai kẹo cao su không đường: Bạn nên chọn kẹo cao su có chứa Xylitol hoặc Casein phosphopeptide-canxi photphat vô định hình. Loại kẹo cao su này có khả năng kiểm soát sự phát triển của chủng vi khuẩn Streptococcus mutans. Đồng thời, kẹo cao su Xylitol còn giúp kích thích tiết nước bọt, loại bỏ điều kiện gây lây nhiễm sâu răng.
Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Sâu răng có lây không phụ thuộc nhiều vào cách bạn vệ sinh răng miệng hằng ngày. Theo các chuyên gia, bạn cần lưu ý thay mới bàn chải đánh răng sau mỗi 3 tháng/lần, nên sử dụng kem đánh răng có chứa flour, đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Với các mảng bám giữa các khe răng mà bàn chải không thể làm sạch thì bạn nên loại bỏ bằng chỉ nha khoa. Đồng thời, khi vệ sinh răng miệng, bạn cần làm sạch cả lưỡi, kết hợp với súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng, nước súc miệng có chứa flour,…
Thường xuyên thăm khám răng hàm mặt: Đây là cách triệt để nhất để hạn chế tình trạng lây nhiễm sâu răng từ răng này sang răng khác. Bạn hãy cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ môi trường trú ẩn của vi khuẩn răng miệng. Bên cạnh đó, thăm khám thường xuyên giúp người bệnh nhận biết sớm, điều trị ngay lập tức khi có những dấu hiệu sâu răng đầu tiên. Khi mầm bệnh đã được loại bỏ, sẽ không có tình trạng răng sâu lây lan sang nhau nữa.
Biện pháp xử lý sâu răng
1. Điều trị sâu răng bằng Florua
Nếu phát hiện sâu răng ở giai đoạn đầu, việc điều trị bằng florua có thể khôi phục men răng và ngăn ngừa sâu răng tiến triển thêm.
2. Trám răng
Nha sĩ sẽ lấp đầy lỗ sâu răng bằng vật liệu nha khoa đa dạng (GIC, Composite…) đã được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, FDA và các cơ quan y tế công cộng khác công nhận về độ an toàn. Các trường hợp dị ứng với chất trám rất hiếm.
3. Bọc răng sứ
Khi răng bị sâu nặng đến mức không còn nhiều men khỏe mạnh. Nha sĩ sẽ loại bỏ những phần bị hư hỏng, sau đó lắp mão làm từ vàng, sứ hoặc sứ kết hợp kim loại giúp phục hồi hình dáng và kích thước răng
4. Điều trị tủy răng
Nếu chân răng hoặc tủy răng bị chết hoặc bị thương do sâu răng, không thể chữa được. Nha sĩ sẽ loại bỏ dây thần kinh, mạch máu và mô cùng với các phần răng bị mục nát. Họ lấp đầy ống tuỷ đã được làm sạch bằng vật liệu nha khoa để trám kín ống tủy, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập trở lại. Bạn có thể cần mão răng để phục hồi kích thước, hình dáng của răng sau khi lấy tủy.
5. Nhổ răng và phục hình răng
Khi bị sâu răng nặng, làm hư toàn bộ răng bạn cần nhổ bỏ chiếc răng này. Lúc này nha sĩ sẽ đưa ra nhiều lựa chọn để phục hình răng, trong đó có trồng răng giả thay thế vào phần răng bị mất.